Rầy phá hoại lúa

Chưa bao giờ nông dân Bình Định thấy cảnh rầy ăn lúa trong vụ hè thu, vậy mà năm nay, gần 2.000 ha lúa đang bị đợt dịch rầy xảy ra bất thường tấn công dữ dội.




Ngành chức năng và nông dân chạy “vắt giò” dập rầy cứu lúa.

Ông Đinh Văn Chung tại khối Kim Châu, phường Bình Định (TX An Nhơn) làm 10 sào lúa trong vụ thu này, than thở: “Tui làm ruộng mấy chục năm nay, chỉ thấy trong vụ đông xuân cây lúa mới bị rầy gây hại, bởi thời điểm này trời có sương, gió nồm, thời tiết ẩm khiến lúa thường xuyên bị ướt, tạo cho rầy phát triển trong môi trường tốt cho dịch rầy phát sinh.

Chưa bao giờ tui thấy rầy gây hại trong vụ hè thu như năm nay, khi không mất mấy ngày công và 1 triệu tiền mua thuốc bơm diệt rầy. Ruộng đã bị dính rầy nếu không phát hiện, phòng trừ kịp thời thì chỉ vài ngày là cây lúa bị chúng cắn đổ gục. Cũng may mấy đám ruộng của tui khi bị rầy tấn công lúa đã đóng cườm, lại bơm thuốc kịp thời nên thiệt hại không đáng kể”.

Theo thống kê của Chi cục bảo vệ thực vật Bình Định, đến ngày 5/8 đã có 1.960 ha lúa bị nhiễm rầy. Trong đó, huyện Phù Cát bị rầy tấn công dữ dội nhất với 1.270 ha tại các xã Cát Nhơn, Cát Hưng, Cát Thắng, Cát Khánh, Cát Tiến, Cát Tường, Cát Tân;

Huyện Phù Mỹ bị nhiễm 200 ha tại các xã Mỹ Hiệp, Mỹ Thọ. TX An Nhơn hơn 166 ha tại các phường Bình Định, Nhơn Hòa, Nhơn Thành và các xã Nhơn An, Nhơn Hạnh, Nhơn Tân, Nhơn Phúc, Nhơn Hậu, Nhơn Mỹ, Nhơn Khánh. Huyện Tuy Phước 152 ha tại thị trấn Diêu Trì và các xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Lộc, Phước Nghĩa, Phước Thắng, Phước An, Phước Quang.

Huyện Hoài Nhơn 74 ha tại các xã Hoài Châu, Hoài Hảo, Hoài Hương, Hoài Xuân, Hoài Thanh, Hoài Sơn, Hoài Mỹ, thị trấn Tam Quan và Bồng Sơn. Huyện Tây Sơn 57 ha tại các xã Tây Vinh, Tây Bình, Tây An, Bình Hòa, Bình Tường, Bình Nghi. Huyện Hoài Ân 30 ha tại các xã Ân Hữu, Ân Tường Tây, Ân Đức, Ân Mỹ, Ân Tường Đông. Huyện Vân Canh 6,5 ha và An Lão 4 ha.

Trong đó, có đến 690 ha bị nhiễm rầy nghiêm trọng với mật độ cao, riêng Phù Cát đã chiếm đến 300 ha. Ngoài ra, 764 ha bị nhiễm trung bình và 506 ha nhiễm nhẹ.

Tốc độ rầy tấn công rất nhanh, nếu như vào ngày 27/7 toàn tỉnh mới chỉ có 22 ha bị nhiễm rầy thì đến ngày 5/8 con số này đã tăng đến gần 2.000 ha.

Thời điểm rầy tấn công, lúa vụ thu đang giai đoạn làm đòng trỗ, ngậm sữa; mật độ  được chấp nhận rộng rãi từ 750 - 1.500 con/m2, những diện tích nhiễm nặng mật độ rầy lên đến 3.000 - 5.000 con/m2. “Đợt rầy này xảy ra rất đột biến so những năm trước đây lại với mật độ rất cao, phát sinh diện rộng. Thời điểm rầy mới phát sinh thời tiết đang nắng nóng bỗng tr ở nên dịu mát, nắng mưa xen kẽ, ẩm độ cao…tạo điều kiện cho rầy nâu và rầy lưng trắng phát sinh mạnh”, ông Nguyễn Tấn Phát, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật Bình Định cho biết.

Ngay khi rầy phát sinh, Chi cục bảo vệ thực vật Bình Định đã kịp thời chỉ đạo Trạm bảo vệ thực vật các huyện, thị xã “cắm” cán bộ  tại từng địa bàn để kiểm tra, nắm chắc diễn biến, diện tích bị nhiễm rầy, sau đó phối hợp với các UBND xã tổ chức hướng dẫn nông dân bơm thuốc phòng trừ theo đúng chỉ dẫn của ngành chức năng.

UBND tỉnh Bình Định đã cấp 1,6 tấn thuốc Bassa, 35 kg thuốc Tango cho các địa phương bị rầy tấn công dữ nhất là huyện các Phù Cát, Phù Mỹ và Hoài Nhơn. Riêng Phù Cát được nhận đến 1 tấn Bassa và 20 kg Tango.

Theo ông Duong, Phó Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật Bình Định, dập dịch rầy đợt này, chi cục đã đưa ra đủ thứ giải pháp: "Khi phát hiện rầy có mật độ 1.500 con/m2 tr tại lên (2 - 3 con/dảnh lúa tr tại lên) thì dùng 1 trong các loại thuốc đặc trị sau để phun: Thuốc Chess 50 WG, liều lượng 3 gói (7,5 g/gói) thuốc pha 24 lít nước phun cho 1 sào (500 m2), chỉ phun thuốc trừ sâu khi lúa ở giai đoạn từ ngậm sữa trở về trước; thuốc Bassa 50 EC (hoặc Hoppecin 50 EC), liều lượng 100 ml thuốc pha với 32 lít nước phun cho 1 sào; Đối với ruộng có mật độ rầy cao trên 6.000 con/m2, nguy cơ cháy rầy cao thì kết hợp 100 ml Bassa 50 ND (hoặc Hoppecin 50 EC) hòa với 10 gram Dantotsu 16 WSG (hoặc 2g Tango 800 WG) pha 32 lít nước phun 1 sào."

“Sau khi phun 3 - 4 ngày kiểm tra lại xem có cần phải phun thêm liều nặng không, nếu thấy rầy còn sống trên 1.500 con/m2 thì phun lần 2. Phun thuốc phải đủ lượng nước như hướng dẫn, phun ướt đều trên thân và gốc lúa. Nên phun vào chiều mát hoặc sáng sớm và giữ nước mặt ruộng từ 5 - 15 cm”, ông Cang khuyến cáo.

Trước tình hình này, S ở nN-PTNT Bình Định thành lập các tổ chỉ đạo chống rầy; các huyện cũng thành lập tổ chỉ đạo gồm Phòng NN-PTNT, Trạm bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông và UBND các xã thường xuyên bám ruộng, hướng dẫn nông dân bơm thuốc phòng trừ. Đến nay, có 1.900 ha đã bơm thuốc phòng trừ lần nhất và 700 ha bơm thuốc phòng trừ lần hai.

“Hiện ngành chức năng vẫn đang đặt công tác dập dịch rầy cứu lúa lên làm nhiệm vụ cấp bách, chúng tôi sẽ còn phối hợp với các địa phương, bám đồng cho đến ngày 20/8”, ông Nguyễn Tấn Phát nói.
Title: Rầy phá hoại lúa
Rating: 10 out of 10 based on 24 ratings. 5 user reviews.
Writed by Unknown